Muốn thương hiệu mạnh, doanh nghiệp phải bắt đầu từ bảo hộ sở hữu trí tuệ. Bài học từ gạo ST25 cho thấy: Mất quyền sở hữu, đồng nghĩa đánh mất thị trường.
Diện tích sản xuất lúa hữu cơ toàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2024 là 346,58 ha. So với chỉ tiêu 1.000 ha đặt ra trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 thì diện tích này mới chỉ đạt 34,6%. Vì thế, năm 2025, tỉnh tiếp tục đặt ra mục tiêu phát triển thêm hàng trăm héc ta lúa hữu cơ. Tuy nhiên, điều này khó trở thành hiện thực vì nông dân - người trực tiếp làm ra sản phẩm chưa thật sự mặn mà.
Tại vùng đất đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), những cánh đồng lúa xanh mướt đang đổi thay từng ngày. Ẩn sau vẻ đẹp bình dị của vùng nông thôn ấy là 'cuộc cách mạng' về canh tác lúa bền vững, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng lúa, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Tất cả hội tụ trong Đề án 'Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030' (gọi tắt là Đề án).
Cuối năm 2019, khi gạo ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua cùng các đồng sự đoạt giải gạo ngon nhất thế giới, viết nên câu chuyện đẹp cho hạt gạo Việt Nam thì cha đẻ của nó bắt đầu hành trình gian nan để bảo vệ chén cơm thượng hạng và giúp giữ tiền trong túi nông dân.
Đến ngày 20-4, vùng ĐBSCL đã cơ bản thu hoạch xong 1,5 triệu ha lúa đông xuân, sản lượng đạt khoảng 10,7 triệu tấn. Giá lúa sau khi giảm những tháng đầu năm do gặp khó khăn đầu ra, nay đã bắt đầu tăng và giữ mức ổn định, nông dân có lãi trên 30%.
Sau một năm triển khai Đề án 'Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030', nhiều kết quả tích cực đã được ghi nhận, khẳng định tính đúng đắn và cấp thiết của chủ trương, mở ra cánh cửa mới của tăng trưởng xanh.
Đến cuối tháng 02/2025, toàn tỉnh có 393 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3 sao đến 5 sao; trong đó, có 46 sản phẩm OCOP đạt 4 sao. Đối với vùng nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm OCOP luôn được các chủ thể quan tâm nhằm duy trì và ổn định đầu ra sản phẩm cho các đơn hàng được sản xuất theo hướng phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cùng với các chứng nhận về quy trình sản xuất... Góp phần nâng tầm giá trị nông sản Trà Vinh trên thị trường trong và ngoài nước. Gắn kết giữa doanh nghiệp và nông dân, đảm bảo nguyên liệu ổn định lâu dài.
Có hộ dân tiết lộ vụ lúa này vừa trúng mùa vừa trúng giá nên thu lãi đến gần 60 triệu đồng/ha.
50 năm sau ngày giải phóng, ở vùng căn cứ cách mạng Sơn Điền, rừng vẫn ngát xanh. Và dưới tán rừng, buôn làng cũng đang từng bước chuyển mình mang theo nhiều hi vọng cho một ngày đổi thịt, thay da.
Huyện Bình Chánh đang tính toán phương án sản xuất lúa gạo theo đơn đặt hàng và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hữu cơ xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho người nông dân. Chính quyền và ngành nông nghiệp đang theo dõi các mô hình trồng lúa ST25, từ đó sẽ ghi nhận, chứng nhận VietGap cho các sản phẩm trên địa bàn.
Những mô hình liên kết phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đang giúp nông dân huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị gia tăng giá trị, thu về lợi nhuận hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng mỗi năm.
Là vựa lúa trọng điểm của tỉnh, nông nghiệp đã khẳng định vai trò 'trụ đỡ' kinh tế của huyện Hải Lăng. Trước những yêu cầu phát triển mới, huyện Hải Lăng đang đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, hướng tới nền nông nghiệp bền vững và hiệu quả hơn.
Tại Sóc Trăng, nông dân đang bước vào vụ thu hoạch rộ vụ lúa Đông Xuân năm 2024 - 2025. Lợi nhuận của vụ sản xuất lúa năm nay thấp hơn so với vụ năm trước từ 10 - 20%. Nguyên nhân chính là giá lúa ở các giống thấp hơn so với cùng kỳ vụ trước từ 1.000 đồng/kg đến 2.500 đồng/kg.
Ngày 11/2, Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh Sóc Trăng có chuyến khảo sát kết quả thực hiện nghị quyết HĐND tỉnh về các dự án, đề án thuộc lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 đến nay tại huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng). Tham gia đoàn có đồng chí Lê Văn Hiểu - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Võ Kim Chuyền - Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh cùng các thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách và lãnh đạo UBND huyện Mỹ Xuyên.
Với hơn 80% người dân ở Sóc Trăng có nguồn thu nhập chính từ trồng trọt, chăn nuôi nên ngành Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng GRDP của tỉnh. Trong suốt những năm qua, tỉnh Sóc Trăng rất chú trọng công tác nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi bằng cách triển khai thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm. Thông qua việc cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, lợi nhuận từ các mô hình chuyển đổi trên cây trồng hằng năm đã tăng từ 40 - 70 triệu đồng/ha/năm; cây ăn trái lợi nhuận từ 200 - 400 triệu đồng/ha/năm; nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa, lợi nhuận tăng cao 1,3 lần so với canh tác lúa trên cùng diện tích sản xuất.
Với mục đích xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất lúa hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, vụ đông xuân 2024 - 2025, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị phối hợp với Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị triển khai mô hình sản xuất lúa hữu cơ sử dụng mạ khay máy cấy, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Ngày 7/1, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cùng lãnh đạo các Sở, ngành đã đi kiểm tra tình hình sản xuất đầu vụ Đông Xuân 2024 – 2025 tại huyện Gio Linh.
Sáng nay 7/1, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đã đi kiểm tra tình hình sản xuất đầu vụ đông xuân tại huyện Gio Linh.
Hạt gạo Việt từ lâu đã cho thấy vị trí của mình giữa vô số nông sản khi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu và mang về hàng tỉ đô la Mỹ mỗi năm. Nhưng đến nay chúng ta chưa có một sản phẩm tiêu biểu về chất lượng hay xa hơn là một thương hiệu gạo Việt Nam.
Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) không chỉ được coi là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn mà còn giúp nông sản, đặc sản địa phương có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo ra nội lực xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội Lào, đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội Lào do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Xaysomphone Phomvihane làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Nhân chuyến công tác, ngày 18/12, đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội Lào đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Sóc Trăng. Qua đó không ngừng vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và thúc đẩy hơn nữa, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào.
Trong vụ lúa Đông - Xuân năm 2024 - 2025, toàn tỉnh Sóc Trăng đã xuống giống hơn 170.000ha. Do xuống giống sớm theo cơ cấu mùa vụ để tránh ảnh hưởng của yếu tố thời tiết tác động đến sản xuất lúa nên một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã bước vào mùa vụ thu hoạch lúa (lúa Đông - Xuân sớm). Hiện tại, lúa Đông - Xuân sớm thu hoạch có năng suất tốt, giá bán cao, đem về lợi nhuận tốt cho nông dân.
Khoảng hơn 4 năm nay, khi độ mặn của khu vực nuôi rươi ở huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, tăng lên khiến con rươi ngày càng vắng bóng, bà con nông dân có khoản thu đáng kể nhờ cấy lúa trên ruộng rươi.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bằng các chính sách đầu tư thiết thực, đời sống của người dân Kon Tum, nhất là người dân tộc thiểu số đang từng bước khởi sắc.
Để các loại nông sản đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo sản lượng sau thu hoạch, ngoài việc lựa chọn cây trồng, quy trình kỹ thuật canh tác tốt, trong quá trình sinh trưởng, cây không thể thiếu phân hữu cơ. Tuy nhiên, với đa dạng các loại phân bón hữu cơ trên thị trường, nhiều nông dân của tỉnh Sóc Trăng đã chọn phân hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm vì năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản tốt. Năm 2022, UBND tỉnh Sóc Trăng đã ký kết hợp tác sản xuất nông nghiệp hữu cơ với Tập đoàn Quế Lâm.
Thay vì tận dụng bờ bao vuông tôm và phần đất trống quanh nhà trồng rau màu để tăng thu nhập, hiện nhiều hộ tại ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú có cách làm sáng tạo, đó là chuyển đổi sang trồng lúa sạch 2 vụ/năm, phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày cho gia đình. Mô hình này đang được chính quyền địa phương vận động bà con nông dân nhân rộng.
Để giảm nhân công lao động, tiết kiệm thời gian mà còn hạn chế việc người dân tiếp xúc với hóa chất, tăng hiệu quả phòng trừ sâu bệnh cho lúa, người dân xã Buôn Choáh, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đưa công nghệ hiện đại ra cánh đồng. Đặc biệt là việc sử dụng máy bay không người lái đã mang lại hiệu quả vượt trội.
Giá lúa ST25 tăng lại gặp vụ mùa này khó trồng, năng suất thu hoạch được không cao đã đẩy giá gạo tăng.
TP Hồ Chí Minh hiện có hơn 5.000 ha diện tích canh tác lúa, tập trung ở các huyện ngoại thành. Hiện nay, TP Hồ Chí Minh đang phát triển và hình thành vùng sản xuất lúa, gạo ST25 hữu cơ, nhằm giúp nâng cao giá trị sản phẩm cho nông dân, với quy mô ban đầu là hơn 220 ha tại huyện Bình Chánh.
Trên cơ sở kết quả mô hình trình diễn 50ha đối với vụ Hè Thu 2024 trong Đề án 1 triệu ha canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng dự kiến sẽ mở rộng mô hình trình diễn ra các huyện, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh. Số lượng mô hình trình diễn là 8 mô hình với diện tích 340 ha được thực hiện.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ góp phần tránh hoặc loại bỏ hoàn toàn sản phẩm có chứa chất hóa học như: thuốc trừ sâu hóa học, phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ hóa học, chất kích thích trong chăn nuôi, chất điều tiết tăng trưởng cây trồng… Khi canh tác nông nghiệp hữu cơ, nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học sẽ không gây hại cho môi trường và các loại sinh vật có lợi, đặc biệt là đảm bảo sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng.
Từ giữa tháng 8, giá tôm bất ngờ quay đầu tăng và từ đó đến nay, giá tôm liên tiếp có nhiều đợt thiết lập nên mặt bằng giá mới theo hướng 'giá sau cao hơn giá trước'. Cũng từ tháng 8, dù tình hình mưa bão có xu hướng tăng dần lên, nhưng giá lúa Hè - Thu vẫn luôn giữ ở mức cao, thậm chí có thời điểm tăng rất cao, ngoài sự kỳ vọng của nông dân. Cuộc đua tăng giá của lúa và tôm vẫn chưa dừng lại khi dư địa tăng giá từ nay đến cuối năm của cả 2 mặt hàng chủ lực trên vẫn còn khá nhiều.
Từ 02 mô hình điểm triển khai trong sản xuất vụ lúa hè - thu năm 2024 trên địa bàn huyện Châu Thành theo Đề án 'Phát triển bền vững 01 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030' (Đề án) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), qua tổng kết mô hình, đạt nhiều lợi ích mang đến cho nông dân, đặc biệt là tăng thêm giá trị lợi nhuận trong sản xuất từ 20 - 25%...
Các mô hình thí điểm đề án 'Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030' (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha) cho thấy, nông dân giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, cũng còn không ít thách thức...
Từ kỳ vọng sẽ có vụ lúa được mùa, trúng giá nhưng nông dân tại nhiều địa phương trong tỉnh lại không có niềm vui trọn vẹn khi mưa dông nhiều ngày qua gây thiệt hại nhiều diện tích lúa hè thu 2024 khi đến kỳ thu hoạch.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng, năng suất lúa sản xuất trong Đề án đạt 6,5 tấn/ha, với giá lúa ST25 được bán 10.800/kg, nông dân tham gia đề án thu lợi nhuận gần 49 triệu đồng/ha, tăng hơn 12% so với diện tích sản xuất ngoài mô hình do giảm được các chi phí đầu vào.
Vụ mùa năm 2024, toàn huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) có 15/23 xã, thị trấn triển khai mô hình cấy lúa bằng máy với diện tích 330 ha, tăng 136 ha so với vụ đông xuân năm nay.
Khi diện tích lúa, sản lượng thóc ST25 - 'loại gạo ngon nhất thế giới' ở Đông Cuông (Văn Yên, Yên Bái) và cả các địa phương khác đã lớn, đồng nghĩa với việc đã có một nguồn hàng lớn nhưng vẫn chưa có một doanh nghiệp đủ sức gắn bó và đồng hành cùng bà con và thương hiệu ST25... và còn nhiều lý do khác mà người viết chỉ biết dùng từ 'rất tiếc'!
Đây là mô hình điểm nông thôn mới (NTM) cấp tỉnh về sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ gắn với phát thải thấp được triển khai tại hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Phước Hảo, xã Phước Hảo và HTX nông nghiệp Phát Tài, xã Thanh Mỹ (huyện Châu Thành) tham gia Đề án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) triển khai, với tổng diện tích 100ha/84 hộ ở vụ lúa hè -thu năm 2024.
Ngày 21-6, ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết, tổng diện tích 50 ha lúa sản xuất thí điểm của Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao đã được doanh nghiệp bao tiêu sản lượng đầu ra.
Mô hình sản xuất lúa ST25 theo hướng an toàn sinh học áp dụng mật độ sạ hợp lý, chỉ sử dụng thuốc sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại khi thật sự cần thiết. Đồng thời tăng cường bón phân hữu cơ và giảm lượng phân bón hóa học nên ít độc hại môi trường đất, thân thiện với môi trường. Gạo thu được đảm bảo an toàn và chất lượng phù hợp với định hướng phát triển của ngành nông nghiệp.
Nhấn mạnh những ứng dụng năng lượng nguyên tử đối với phát triển kinh tế-xã hội, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái cho biết, Bộ KH&CN đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai công tác lập Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cánh đồng Mường Thanh với diện tích hơn 4.000ha. Những ngày này, mặc dù thời tiết mưa gió thất thường nhưng trên cánh đồng Mường Thanh nông dân vẫn tấp nập, vội vã chuẩn bị cho gieo cấy vụ hè thu; cải thiện thu nhập từ dịch vụ máy nông nghiệp, nuôi vịt chạy đồng.
Sau nhiều năm chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn, việc canh tác lúa 2 vụ/năm gần như không còn mang lại hiệu quả, người dân xã Đông Thái (An Biên, Kiên Giang) bắt đầu chuyển đổi sang mô hình 'con tôm ôm cây lúa', mang lại kết quả đầy bất ngờ.